Quyết định số 20/2008/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Về việc phê duyệt Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 - 2012
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
——
Số: 20/2008/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________________
Hà Nội, ngày 01 tháng 02 năm 2008
QUYẾT
ĐỊNH
Về việc phê duyệt Đề án Kiên
cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 - 2012
____
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số
16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 ngày 9 tháng 2006 của
Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Xét đề
nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại tờ trình số 501/TTr-BGDĐT
ngày 21 tháng 01 năm 2008 về việc phê duyệt Đề án Kiên cố hoá trường, lớp học và
nhà công vụ cho giáo viên,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1.
Phê duyệt Đề án Kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai
đoạn 2008 - 2012 với những nội dung chính như sau:
1. Mục
tiêu:
- Xoá bỏ
phòng học 3 ca, phòng học tạm thời các loại (bao gồm: các phòng học tranh tre,
nứa lá, các phòng học xây dựng tạm bằng các loại vật liệu khác nhau, các phòng
học bán kiên cố đã hết niên hạn sử dụng, đang xuống cấp nặng, cần xây dựng lại).
- Giải quyết
nhà công vụ cho giáo viên ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn
thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc, các huyện miền núi ở các tỉnh miền Trung, các
tỉnh Tây Nguyên, các xã có nhiều đồng bào dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long và
một số địa phương khác.
2. Yêu cầu:
- Đề án Kiên cố hoá trường, lớp
học và nhà công vụ cho giáo viên được
triển khai đối với các cơ sở giáo dục mầm non đến các cấp học phổ
thông trong cả nước; ưu tiên các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn, các xã nghèo ở miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, miền Trung, vùng hay ngập
lũ, vùng có nhiều đồng bào dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long và một số địa
phương khác.
- Các trường, lớp học xây dựng
kiên cố theo tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng và tham khảo thiết kế điển hình do Bộ
Xây dựng ban hành.
- Kết hợp việc thực hiện Đề án
với việc điều chỉnh quy hoạch mạng lưới trường học và chuẩn hoá trường, lớp học.
3.
Quy mô đầu tư xây dựng:
- Tổng số phòng học
đầu tư xây dựng khoảng 141.300 phòng, trongđó:
+ Đầu tư xây dựng
thêm 1.200 phòng để xóa phòng học 3 ca, với số vốn đầu tư khoảng 200 tỷ đồng;
+ Đầu tư xây dựng
140.100 phòng để xóa phòng học tạm thời các loại, với số vốn đầu tư khoảng
22.200 tỷ đồng.
- Diện tích nhà công vụ cho giáo viên dự kiến xây dựng khoảng 1,6
triệu m2,
với số vốn đầu tư khoảng 2.800 tỷ đồng.
4. Nguồn vốn đầu
tư:
Tổng số vốn đầu tư
thực hiện Đề án khoảng 25.200 tỷ đồng, trong đó:
+ Ngân sách trung
ương huy động từ trái phiếu Chính phủ hỗ trợ các địa phương khoảng 16.200 tỷ
đồng;
+ Ngân sách hàng năm
của các địa phương khoảng 7.000 tỷ đồng;
+ Huy động đóng góp
bằng nhiều hình thức của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ
chức quốc tế, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước khoảng 2.000 tỷ đồng.
5. Tổ chức thực
hiện:
a)
Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án Kiên cố hoá
trường, lớp học Trung ương do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo làm Trưởng ban.
Ủy viên Ban Chỉ đạo gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan: Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường,
Văn phòng Chính phủ và đại diện lãnh đạo các đoàn thể chính trị - xã hội, đại
diện lãnh đạo một số cơ quan thông tin đại chúng.
b)
Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan quản lý, thường trực Đề án, có nhiệm vụ:
- Xác định số lượng
phòng học cần được Kiên cố hóa thuộc Đề án trong cả nước và từng địa phương;
- Xây dựng kế hoạch
tổng thể và kế hoạch hàng năm để thực hiện Đề án;
- Xác định nhu cầu và
xây dựng phương án phân bổ ngân sách trung ương hàng năm hỗ trợ các địa phương
thực hiện Đề án, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
- Chỉ đạo, hướng dẫn
các địa phương triển khai thực hiện Đề án;
- Tổ chức kiểm tra,
đánh giá tiến độ thực hiện Đề án của các địa phương, định kỳ 6 tháng và hàng năm
báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
c) Bộ Kế hoạch và Đầu
tư có nhiệm vụ:
- Phối hợp với Bộ Tài
chính cân đối nguồn vốn thực hiện Đề án;
- Phối hợp với Bộ Giáo
dục và Đào tạo, Bộ Tài chính xây dựng phương án phân bổ ngân sách Trung ương hỗ
trợ các địa phương thực hiện Đề án;
- Tham gia kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án của các địa
phương.
d) Bộ Tài chính có
nhiệm vụ:
- Bố trí nguồn vốn
ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương thực hiện Đề án theo kế hoạch triển
khai hàng năm;
- Phối hợp với Bộ Giáo
dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng phương án phân bổ ngân sách trung
ương hỗ trợ các địa phương thực hiện Đề án;
- Phối hợp với Bộ Giáo
dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn cơ chế quản lý, sử dụng các
nguồn vốn thực hiện Đề án.
đ) Bộ Xây dựng có
nhiệm vụ:
- Chủ trì, phối hợp
với Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, bổ sung, ban hành tiêu chuẩn, quy phạm
xây dựng và thiết kế điển hình từng loại trường học, lớp học;
- Hướng dẫn thiết kế
xây dựng phù hợp với điều kiện của từng vùng, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung,
chương trình giáo dục phổ thông.
e) Bộ Tài nguyên và
Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các địa phương
lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xây dựng trường, lớp học.
g) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có
nhiệm vụ:
- Kiểm tra, xác định
cụ thể số lượng, danh mục phòng học 3 ca, phòng học tạm thời các loại và nhà
công vụ cho giáo viên cần đầu tư xây dựng.
- Xây dựng và phê
duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Đề án của địa phương từ năm 2008 đến năm
2012, dự toán kinh phí tổng thể và hàng năm để thực hiện Đề án (trong đó có đề
xuất cụ thể phần vốn ngân sách trung ương hỗ trợ và phần vốn đối ứng của ngân
sách địa phương), báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố, Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Chỉ đạo, tổ chức
triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn với sự tham gia kiểm tra, giám sát của
Hội đồng nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức chính trị - xã hội để thực hiện các mục tiêu của Đề án theo đúng kế hoạch,
đúng quy định, bảo đảm chất lượng các công trình xây dựng, chống thất thoát,
tiêu cực.
- Tổ chức giao ban, sơ
kết đánh giá kết quả thực hiện theo định kỳ 3 tháng, 6 tháng và hàng năm, báo
cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
h) Các cơ quan thông
tin đại chúng ở Trung ương và địa phương có nhiệm vụ tuyên truyền rộng rãi để
toàn xã hội cùng tham gia hưởng ứng, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án
Kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 - 2012.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi
nhận:
- Ban Bí thư
Trung ương Đảng;
- Thủ tướng,
các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ
quan ngang Bộ,
cơ quan
thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về
phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND
các tỉnh,
thành phố
trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng TW
và các Ban của Đảng;
- Văn phòng
Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân
tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng
Quốc hội;
- Tòa án nhân
dân tối cao;
- Viện Kiểm
sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán
Nhà nước;
- Ngân hàng
Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng
Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan
Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN,
các PCN, Website Chính phủ,
Người phát
ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục,
đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn
thư, KG (5b). Trang
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
(đã ký)
Nguyễn Thiện Nhân
Thuộc tính văn bản
Số/Ký hiệu
20/2008/QĐ-TTG
Ngày ban hành
14/02/2008
Người ký
Nguyễn Thiện Nhân
Trích yếu
Về việc phê duyệt Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 - 2012